Tập phim “Hãy nói lời yêu” hôm qua kết thúc khá căng thẳng, theo cách nói của Teen là “căng đét”. Cái chết của một cậu bé học sinh lớp 12 khi không chịu nổi sức ép từ người mẹ hổ và bối cảnh không êm đẹp của gia đình đã khiến mình khá bất ngờ. Bất ngờ bởi sự dám táo bạo và dám tàn nhẫn của biên kịch. Cho một Thanh niên có tuổi xuân phơi phới chết là điều hiếm gặp trong phim Việt. Nhưng suy cho cùng, một mẹ hổ táo tợn như bà Hoài cũng phải đứng trước những biến cố to lớn như vậy mới có thể thay đổi tư duy làm mẹ, làm vợ. Và đó cũng có thể xem là lời cảnh tỉnh cho các mẹ quá áp đặt và kỳ vọng vào con.
Nhiều người có thể nghĩ rằng phim ảnh thì thế, mình không thế. Nhưng trong quá trình đi “tư vấn dạo” gần đây, mình phát hiện ra quanh mình, “bạn của bà Hoài” không ít, chỉ là mức độ tinh vi đến đâu thôi. Và điều đáng nói là càng tinh vi thì càng nguy hiểm. Bởi nằm dưới vỏ bọc rất đáng trân trọng là “tình yêu thương”, có rất nhiều đứa trẻ và bố mẹ đang không nhận ra mình đang bị kiểm soát/kỳ vọng và đang kiểm soát/kỳ vọng con nhiều đến thế nào. Vậy nên hậu quả là có những bạn trẻ chỉ thấy bức bối mà không biết tại sao. Hoặc có những bạn cá tính hơn thì phản ứng và bị đánh giá là láo, hỗn hoặc có mẹ tặc lưỡi, tuổi Teen ý mà, rồi nó sẽ qua. Hoặc cũng có những bạn trẻ chọn cách rời xa bố mẹ để né chiến tranh. Còn các bạn tôi, những người có con ở độ tuổi ương ương, có khi nào các bạn gặp khó khăn khi nói chuyện với con, điên đầu khi không hiểu thế hệ trẻ đang nghĩ gì không? Có khi nào các bạn phải mơ có 1 cuộc nói chuyện vui vẻ, sổi nổi với con cái của mình chưa?
Vậy đã bao giờ các bạn nghĩ muốn tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến quan hệ mẹ con chưa? Đã bảo giờ bạn nghĩ mình phải thay đổi chứ không phải chờ con thay đổi, chờ con qua tuổi teen chưa?
Nếu đã nghĩ đến việc này thì chào mừng bạn về với đội của tui. Còn nếu nghĩ đến mà chưa biết thay đổi ntn, hãy nghĩ đến Bình. He he he, vì bạn Bình sẽ sẵn lòng dành 1-2h trò chuyện cùng bạn để cùng bạn tìm ra hướng đi đấy! Có lúc mình cũng bực mình vì tuổi teen chứ vì mở mồm ra chúng lại dè bỉu “con nói mẹ cũng không hiểu đâu”. Nhưng càng lúc, mình càng nhận ra đó là phép thử về sự hiểu biết của mình về cuộc sống này, xem mình đã hiểu mình, hiểu người được bao nhiêu?